Vài năm nay dân An Giang có thêm đặc sản bánh phồng cá linh vừa quen vừa lạ. Năm nào cũng vậy, khi ngọn gió chướng thổi về, đàn cá linh làm cuộc “di cư” theo con nước đỏ từ Biển Hồ, Campuchia đổ về miền Tây. Căn cứ vào các con nước kém từ mùng 7 đến mùng 10 và từ 20 đến 25 âm lịch, bà con địa phương thường mua lú, lưới mịn về giăng bắt cá linh. Gặp con nước trúng thường họ bắt được mỗi lần vài chục ký.
Dù giá có đắt, nhưng con cá linh vẫn là nỗi nhớ mong, là hoài niệm tuổi thơ đối với cư dân đồng bằng, luôn cuốn hút các bà nội trợ phải mua cho bằng được về chế biến món ăn. Cá linh chế biến được nhiều món ăn ngon như: cá linh kho lạt, kho khô, kho mía, kho bứa, làm chả, nấu canh chua bông điên điển, nhúng lẩu mắm…, nhưng đáng ghi nhớ nhất về sự sáng tạo trong việc chế biến món ăn của các bà nội trợ miệt vườn nơi đây là món bánh phồng cá linh. Sẵn có cá linh, món ăn dân dã trời cho, bà con làm “ bánh phồng” để biếu hoặc đãi khách. Nhắc đến bánh phồng, ta thường nghĩ đến bánh phồng tôm thường hiện diện trong các bữa tiệc trong nhà hàng hay các quán ăn, và nhất là trong dịp Tết bánh phồng tôm khộng thể thiếu trong các món khai vị ở gia đình. Nhưng thật tuyệt vời, mỗi khi đến nơi đây vào mùa lũ – cũng là mùa cá linh - thì du khách sẽ được thưởng thức món bánh phồng cá linh độc đáo này. Làm món bánh phồng cá linh rất dễ nhưng tốn công một chút. Cá linh mua ở chợ phải lựa cá linh non, còn tươi (vì cá linh lớn cứng xương nhiều mỡ) về cắt đầu, đuôi, bỏ ruột, rửa sạch, để ráo. Trước hết, cho cá đã làm sạch vào cối quết thật nhuyễn. Sau đó, cho chả cá linh cùng với các gia vị khác theo phân lượng như sau: ½ kg chả cá + 6 lòng trắng trứng vịt + ½ kg bột mì + gia vị (muối, đường, tỏi, bột ngọt, tiêu sọ đâm giập, đầu hành lá xắt nhuyễn) cho vừa khẩu vị. Cho tất cả hỗn hợp trên vào cối đá quết mạnh tay, cho đến khi hỗn hợp thành một thứ bột dẻo, mịn.
Tiếp đến, đổ hỗn hợp ra mâm, dùng tay se thành từng cây hình trụ. Dùng lá chuối gói như đòn bánh tét, cho vào xửng chưng cách thủy, độ khoảng 1 tiếng là chín. Cuối cùng, vớt ra để nguội, xắt thành từng miếng mỏng phơi nắng khoảng 1 ngày là khô. Thế là món bánh phồng cá linh đã hoàn thành. Chỉ cần bắc chảo nóng lên và cho từng miếng bánh phồng cá linh vào chiên vàng là xong.
Vị ngọt, béo, giòn, và mùi thơm đặc trưng của cá linh xông lên tận mũi ăn kèm bánh phồng giòn tan. Thêm một cốc bia lạnh vào nữa, du khách sẽ luyến nhớ mãi một món ăn đầy hấp dẫn của quê hương miền Tây mùa nước nổi. Cô Út Gái ở Tịnh Biên, An Giang chuyên làm bánh phồng cá linh tiết lộ: năm nào cá linh hiếm, có người dùng bột mì ngang nhiều hơn hoặc trộn thêm thịt cá cóc, nên bánh nướng ra không xốp, không nở.
chia sẻ ảnh đẹp check in
Tin bài liên quan khác
Hotel84.com chia sẻ các địa điểm Nhà hàng - Quán ăn ngon ở Việt Nam để thực khách dễ dàng tìm kiếm địa chỉ ăn uống.
KHÁCH SẠN TIÊU BIỂU
Tin khuyến mại
TOP ĐIỂM ĐẾN
KHÁCH SẠN GIỚI THIỆU
Khách sạn Việt Nam được hotel84.com quảng bá và cung cấp dịch vụ tìm kiếm khách sạn giá tốt nhất, thông tin về các Khach san cho chuyến công tác hay kỳ nghỉ thú vị đầy kỷ niệm của du khách.