Bánh Cống Miền Tây được yêu thích bởi sự dân dã mà đậm đà thơm ngon, cách chế biến không quá khó với những nguyên liệu phổ biến từ bột gạo, đậu xanh, thịt heo bằm với tôm. Khi đến MIền Tây du khách có thể thưởng thức được quá trình chiên bánh cống, thưởng thức bánh cóng mới ra lò nóng sốt, giòn rụm với vị thịt béo ngậy và đậu xanh bùi bùi ăn kèm nước chấm chua ngọt thật là tuyệt.
Miền Tây có bao nhiêu loại bánh đặc sản thơm ngon trong đó có một loại bánh dân dã nhưng lại khiến người ăn vương vấn hương vị đó là bánh Cống. Bánh có nguồn gốc từ Sóc Trăng nhưng ngày nay chiếc bánh đã có ở khắp miền Tây.
Bánh Cống đặc sản Miền Tây
Tại sao gọi là bánh Cống?
Có hai cách gọi, nhưng tên gọi bánh Cống hay bánh Cóng đều bắt nguồn từ chính hình dạng của món ăn. Bánh được đổ trong khuôn có dạng như chiếc cống, hình ống, tựa như phin cà phê với lòng khá sâu và có một cái quai dài để treo lúc rán. Và cũng chính cách gọi thú vị này mà bánh cống lại tạo ấn tượng gây chú ý cho mọi thực khách khi đến Miền Tây.
Tên gọi bánh Cống
Nguyên liệu làm bánh Cống là gì?
Nguyên liệu cần thiết cho một chiếc bánh cống thơm ngon sẽ là Bột gạo, Đậu xanh luộc chín trộn đều với nước dừa, Thịt heo băm, Tôm và hành lá xắt nhỏ.
Cách làm bánh cống?
Khâu quan trọng tạo nên sự thành công của chiếc bánh là phần pha bột, thao tác này đòi hỏi người thợ phải khéo léo canh đều tỉ lệ, Đổ bột và các gia vị trên vào chiếc cóng để một hai con tôm trên mặt rồi cho vào chảo dầu đang sôi đến khi bánh chín vàng thì vớt ra.
Cho bột và nguyên liệu bánh vào chiếc cóng để chiên
Chiên bánh
Bánh Cống bán vào lúc nào?
Bánh Cống thường được bán vào buổi chiều tối, vào buổi chiều thoáng mát cùng bạn bè hay gia đình, thưởng thức món bánh cóng nóng hổi mới ra lò thì thật là hấp dẫn.
Cách ăn bánh Cống?
Cắt bánh cống thành miếng, rồi gói một miếng bánh cống cùng với lá cải và một số loại rau khác tùy theo khẩu vị của mỗi người, chấm với nước mắm ớt chua ngọt cho vào miệng thì thật là ngon.
Bánh Cống bán ở đâu?
Sóc Trăng: Nằm trên tuyến quốc lộ 1 từ Sóc Trăng về Bạc Liêu, xã Đại Tâm (huyện Mỹ Xuyên) là nơi được các đầu bếp dân dã trổ tài làm bánh cóng để phục vụ du khách gần xa. Những người buôn bán ở đây chủ yếu là người dân địa phương, họ thường dọn ra bán khoảng 15 giờ đến khoảng 20 giờ tại trước nhà. Ngoài các điểm này thì trong thành phố Sóc Trăng còn có quán bánh cống Phượng Vĩ nằm trên đường Trần Quang Diệu (nằm gần Thư Viện tỉnh) hoặc một địa điểm nằm kề Trường Sư phạm Sóc Trăng thuộc thị trấn Mỹ Xuyên.
Vĩnh Long: Bánh Cống được bán ở đường Lưu Văn Liệt, Phường 1, Thành Phố Vĩnh Long
BÁNH CỐNG MIỀN TÂY
Miền Tây có bao nhiêu loại bánh đặc sản thơm ngon trong đó có một loại bánh dân dã nhưng lại khiến người ăn vương vấn hương vị đó là bánh Cống. Bánh có nguồn gốc từ Sóc Trăng nhưng ngày nay chiếc bánh đã có ở khắp miền Tây.
Bánh Cống đặc sản Miền Tây
Tại sao gọi là bánh Cống?
Có hai cách gọi, nhưng tên gọi bánh Cống hay bánh Cóng đều bắt nguồn từ chính hình dạng của món ăn. Bánh được đổ trong khuôn có dạng như chiếc cống, hình ống, tựa như phin cà phê với lòng khá sâu và có một cái quai dài để treo lúc rán. Và cũng chính cách gọi thú vị này mà bánh cống lại tạo ấn tượng gây chú ý cho mọi thực khách khi đến Miền Tây.
Tên gọi bánh Cống
Nguyên liệu làm bánh Cống là gì?
Nguyên liệu cần thiết cho một chiếc bánh cống thơm ngon sẽ là Bột gạo, Đậu xanh luộc chín trộn đều với nước dừa, Thịt heo băm, Tôm và hành lá xắt nhỏ.
Cách làm bánh cống?
Khâu quan trọng tạo nên sự thành công của chiếc bánh là phần pha bột, thao tác này đòi hỏi người thợ phải khéo léo canh đều tỉ lệ, Đổ bột và các gia vị trên vào chiếc cóng để một hai con tôm trên mặt rồi cho vào chảo dầu đang sôi đến khi bánh chín vàng thì vớt ra.
Cho bột và nguyên liệu bánh vào chiếc cóng để chiên
Chiên bánh
Bánh Cống bán vào lúc nào?
Bánh Cống thường được bán vào buổi chiều tối, vào buổi chiều thoáng mát cùng bạn bè hay gia đình, thưởng thức món bánh cóng nóng hổi mới ra lò thì thật là hấp dẫn.
Cách ăn bánh Cống?
Cắt bánh cống thành miếng, rồi gói một miếng bánh cống cùng với lá cải và một số loại rau khác tùy theo khẩu vị của mỗi người, chấm với nước mắm ớt chua ngọt cho vào miệng thì thật là ngon.
Bánh Cống bán ở đâu?
Sóc Trăng: Nằm trên tuyến quốc lộ 1 từ Sóc Trăng về Bạc Liêu, xã Đại Tâm (huyện Mỹ Xuyên) là nơi được các đầu bếp dân dã trổ tài làm bánh cóng để phục vụ du khách gần xa. Những người buôn bán ở đây chủ yếu là người dân địa phương, họ thường dọn ra bán khoảng 15 giờ đến khoảng 20 giờ tại trước nhà. Ngoài các điểm này thì trong thành phố Sóc Trăng còn có quán bánh cống Phượng Vĩ nằm trên đường Trần Quang Diệu (nằm gần Thư Viện tỉnh) hoặc một địa điểm nằm kề Trường Sư phạm Sóc Trăng thuộc thị trấn Mỹ Xuyên.
Vĩnh Long: Bánh Cống được bán ở đường Lưu Văn Liệt, Phường 1, Thành Phố Vĩnh Long
Du khách nhớ dừng chân tại các điểm trên để thưởng thức hương vị bánh khá độc đáo này.
Tin bài liên quan khác
Hotel84.com chia sẻ các địa điểm Nhà hàng - Quán ăn ngon ở Việt Nam để thực khách dễ dàng tìm kiếm địa chỉ ăn uống.
KHÁCH SẠN TIÊU BIỂU
Tin khuyến mại
TOP ĐIỂM ĐẾN
KHÁCH SẠN GIỚI THIỆU
Khách sạn Việt Nam được hotel84.com quảng bá và cung cấp dịch vụ tìm kiếm khách sạn giá tốt nhất, thông tin về các Khach san cho chuyến công tác hay kỳ nghỉ thú vị đầy kỷ niệm của du khách.