Nhà cổ ông Nguyễn Tri Quang Bình Dương

Nhà cổ ông Nguyễn Tri Quang Bình Dương
Ngôi nhà tọa lạc ở ấp I, xã Tân An, thị xã Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. Công trình xây dựng năm Canh Dần (1890), trên tổng diện tích 3.243m2. Nhà có lối kiến trúc đặc biệt theo kiểu chữ Khẩu ( ) – thường lối kiến trúc này chỉ thấy ở kiến trúc Đình, Chùa. Nhà do ông Nguyễn Văn Hội (cụ tổ ông Nguyễn Tri Quan) xây dựng.
 
Ngôi nhà này còn lưu giữ một số tài liệu, hình ảnh có liên quan đến lịch sử văn hoá đáng chú ý:
 
Trước hết là tờ sắc do Vua Tự Đức phong tên Thụy (tên sau khi mất) cho vị tiền bố của gia đình, có tên là Nguyễn Văn Hội – ông từng giữ chức là Thương biện tỉnh An Giang rồi thăng chức án sát tỉnh Vĩnh Long, với Hàn lâm viện Thị giảng.ông Hội được phong Thụy là đoan thận và tờ sắc ghi: Tự Đức thập cửu niên, nguyệt sơ lục nhật (ngày 6 tháng 2 năm Tự Đức 19, tức vào năm 1866), lúc ấy chưa mất ba tỉnh miền Tây Nam Kỳ.
 
Thứ hai là chủ nhà còn giữ được chân dung Vua Thành Thái, vị vua yêu nước, lên ngôi năm 1869, đến năm 1907 bị Pháp bắt đi an trí ở Vũng Tàu, rồi đày sang đảo Reunion … chân dung này được thờ trang trọng ở gian giữa, trước bàn thờ gia tiên và bên trên có tấm hoàng phi ba chữ đại tự: Trung nghĩa đường, nơi lạc khoản ghi canh dần niên tạo tiết nguyệt nhất thành (làm xong ngày tháng tốt năm Canh Dần, 1890), tức là sau khi vua Thành Thái lên ngôi một năm. Chủ nhà không biết chân dung vua Thành Thái được thờ từ lúc nào, nhưng chắc là đã lâu, đôi lọng ở hai bên bàn thờ hiện ở tư thế xếp lại và chỉ còn trơ lại bộ sơn bằng tre.
 
Điều có liên quan đến văn hoá tỉnh ta đó là nhà ông Quan là nơi hân hạnh được giữ sắc thần và cả nhà Long Đình dùng để rước sắc của đình Tân An (tức Tương An Miếu). Tương truyền tổ tiên ông Quan rất có công với ngôi đình, thuộc bậc tiền hiền hoặc hậu hiền của đình, ông từ hiện chăm lo đèn nhang cho đình cũng thuộc tộc họ này.
 
Về thời điểm kiến tạo: hiện ngôi nhà có hai con số, một ở tấm hoành trung nghĩa đường như đã nói ở trên, còn một số nữa ghi ở bức thờ của bàn thờ gia tiên ở giữ nhà, ở đây ghi: Kỷ Tỵ niên, tức là năm 1929. Vậy có thể ngôi nhà này tạo dựng năm 1890 và tu bổ hay trùng tu năm kỷ tị 1929.
 
Về kiểu kiến trúc, ngôi nhà này cũng có nét độc đáo đặc biệt đó là lối kiến trúc chữ khẩu. Lối này ít nơi có, ngoại trừ những chùa, đền, vì người bình dân tin là làm nhà chữ khẩu sẽ không phát đạt được vì khẩu là miệng, miệng ăn hết của cải. Nhà chữ khẩu bao gồm bốn căn nhà mà hướng của cây đòn giông tạo thành hình chữ khẩu hoặc hình vuông, ở giữa bốn căn nhà ấy là khoản sân còn tường có đặt bể cạn, non bộ hoặc cây cảnh.
 
Cụ thể ngôi nhà ông Quan gồm bốn căn: Nhà thờ, nhà khách nằm song song nhau như hai cạnh dài của hình chữ nhật, hướng nhà quay về Đông Nam cách nhau khoảng sân con. Nối nhà khách và nhà thờ là hai căn nhà ngang, tức hai cạnh ngắn của hình chữ nhật, sân con vừa đặt nơi non bộ, cây cảnh, đồng thời là nơi tạo sáng cho bốn căn nhà chung quanh.
 
Phía trước bàn thờ chính, giữa là bàn thờ vong có đặt chân dung vua Thành Thái. Các vì kèo đều có chạm cẩn, trính uốn cong. Ơ hàng hiên với dãy lá dung dẩn xa cừ rất đặc trưng, cột ở hàng hiền là những trụ vuông, đầu cột đắp hoa văn nổi, nối với các cột vôi ấy là lan can con tiện, rồi với lối tầng cấp bước ra sân con.
 
Song song và phía trước nhà thờ nguyên là căn nhà ba gian dùng làm nhà khách. Trên tường dọc theo hành lang trong, chủ nhân treo những khuôn hình toàn chân dung của những danh nhân hoặc vua chúa của một số nước trên thế giới (chủ yếu là các nước phương Tây), có lẽ những hình ảnh này có từ đời nội tổ của ông quan là cụ bang biện Nguyễn Văn Sanh. Căn nhà khách này cất sau căn nhà thờ nên có những nét kiến trúc mới như bên trên có tầng với sườn cây đắp vôi, còn hàng hiên trước là những cây ngạo vắt ngang trên đầu cột vách trong và đầu cột vôi của hàng hiên, nhờ vậy mái được nâng cao, không thấp như những nhà cổ khác trước hiên nhà khách cũng có lan can và hai lối tầng cấp bước xuống sân và có tường thấp muốn cong với các trụ vuông ở cuối thường để đặt chậu hoa kiểng.
 
Nhà cổ ông Nguyễn Tri Quang đựơc công nhận là di tích lịch sử - văn hóa cấp Tỉnh ngày 02/6/2004 theo Quyết định số 3875/QĐ-UB.
Tin bài liên quan khác
TOP ĐIỂM ĐẾN
Cô Tô Cô Tô
53 khách sạn
Biển Hải Hòa Biển Hải Hòa
11 khách sạn
Hải Tiến Hải Tiến
29 khách sạn
Sầm Sơn Sầm Sơn
70 khách sạn
Đà Lạt Đà Lạt
102 khách sạn
KHÁCH SẠN GIỚI THIỆU
Chiêm ngưỡng những hình ảnh và một vài góc của Khu du lịch Vườn Vô Cực Sapa bạn có thể checkin sống ảo.
Chiêm ngưỡng những hình ảnh đầu tiên và một vài góc của Khu du lịch Vườn Vô Cực Sapa bạn có thể checkin sống ảo. Một địa điểm Mới - Đẹp - Lạ tại Sapa năm 2022. ...
Khách sạn Việt Nam được hotel84.com quảng bá và cung cấp dịch vụ tìm kiếm khách sạn giá tốt nhất, thông tin về các Khach san cho chuyến công tác hay kỳ nghỉ thú vị đầy kỷ niệm của du khách.