Đình Tân Hưng Bạc Liêu

Đình Tân Hưng Bạc Liêu
Tọa lạc tại khóm 3, phường 3, TP. Bạc Liêu, đình Tân Hưng là một ngôi đình thần lớn và là một trong các ngôi đình ở Bạc Liêu có lịch sử xây dựng sớm nhất - đầu thế kỷ 19. Du khách có thể đến tham quan đình vào các dịp lễ trong năm, đặc biệt là lễ Kỳ yên.
 
Lúc đầu, đình ấy được cất lên bằng cây, lá giữa vùng lâu sậy hoang vu, dân cư thưa thớt, thuộc thôn Tân Hưng, làng Vĩnh  Lợi, quận Phong Thanh, nằm cặp ven sông Bạc Liêu, mặt tiền trông ra hướng Đông Bắc, chiếm một diện tích rộng khoảng 50 mẫu. Trước đình có cây sung lớn, cành lá sum xuê che mát cho người qua đường. Gần gốc sung có cầu khỉ rồi cầu ván bắc ngang sông (sông này hẹp hơn nhiều so với bây giờ) nối liền sự giao lưu giữa Bạc Liêu với vùng nông thôn. Theo thời gian, chiếc cầu này được sửa sang nâng cấp dần, cầu ấy người ta gọi là cầu Cả Phượng. Dưới sông nhiều xuồng, ghe chèo ngược xuôi mua bán các mặt hàng nông sản, thủy sản, phần lớn là của họ tự sản xuất ra. Bên cạnh đó là những chiếc xe cà vom, ghe chài chở  lúa gạo, than củi, cát đá… neo đậu hoặc di chuyển lừ đừ chậm chạp. Đêm đêm vọng lại tiếng đờn ca cổ nhạc hòa lẫn trong tiếng rao cháo gà, chè đậu dưới sông tạo nên một âm thanh sâu lắng làm xốn xang nhứt nhối cho những ai đã ly hương hay sẵn có tâm trạng buồn!
 
Cách hông đình phía tay phải không xa là một con sông, dòng sông đó như một con rắn khổng lồ bò ngoằn nghèo từ sông Bạc Liêu vào trung tâm chợ, ngược lên Cái Dầy rồi đi luôn về Sóc Trăng. Ngày nay con sông ấy hầu hết bị san lấp, nó chỉ còn lại trong ký ức của người già và một phần trong thực tế. Mật độ dân cư chung quanh đình thưa thớt và nghèo nàn, lạc hậu, sống chật vật hẩm hiêu trong những căn nhà lá với các nghề khuân vác, làm thuê và buôn bán nhỏ. Đó là dân tứ xứ (phần lớn là người từ miệt sông xuống) vì không chịu nổi cảnh áp bức bóc lột của bọn địa chủ phong kiến, nên lần lượt qui tụ về đây tìm kế sinh nhai. Những gia đình sống trong phạm vi đất của mình quản lý, hằng năm phải nộp tiền thuế đất để đình gây quỉ chung.

Sự hiện diện của đình là một chỗ dựa về tinh thần, bao giờ người ta cũng hi vọng và tin tưởng vào sự linh ứng của thần hoàng, sẽ chở che và hộ trì cho họ thoát qua khỏi bệnh tật, đói nghèo. Theo thông lệ từ khi có đình, hàng năm hai lần lễ cúng lớn, là lễ Kỳ Yên (tức cầu an) vào ngày 20 – 21 – 22 của tháng giêng âm lịch. Các đêm này, thường thì lên Cần Thơ, Sóc Trăng rước gánh hát Tiều, hát Bộ về biểu diễn, sân khấu làm ngoài trời để phục vụ dân chúng rộng rãi. Ban ngày thì tổ chức đá gà, cờ bạc. Nhiều nhà nghèo mà nhào vô bài bạc thì càng nghèo khổ hơn, có khi chơi một giờ, về phải làm mướn cả năm để trả nợ! Ngày 12 – 13 – 14 tháng bảy là lễ Vu Lan (tức là cúng cô hồn, những người vô danh, xiêu mồ lạc mả). Đình tổ chức thí giàn, giựt giàn và phân phát gạo, muối cho người nghèo (lệ ấy đến nay vẫn còn. Riêng tháng 7 – 2000 này, đình đã phân phát 1.115 kg gạo cho người khó khăn, túng thiếu).

Nhân các ngày lễ hội thời đó, có đôi lần công tử Bạc Liêu (tức Trần Trinh Huy) hay bỏ tiền ra tổ chức các trò chơi có thưởng, trong đó có đấu xảo sắc đẹp. Lúc nào Ba Huy cũng làm chủ khảo, người điều khiển với đầy đủ quyền uy. Trước đây, những quyền lợi và quyết định mọi việc của đình điều tập trung vào một nhóm người có thế lực, giàu có, như địa chủ, hội đồng, làng, tổng sở tại, người dân chỉ biết đóng góp tiền của, lao công phục dịch cho các ngày lễ hội và sữa chữa, tu bổ cho đình.
 
Theo tài liệu tham khảo của ông Huỳnh Minh trong tập “Bạc Liêu xưa và nay” đến năm 1852, cụ Phan Thanh Giản làm Kinh lược phó sứ Nam Kỳ (Kinh lược là Nguyễn Tri Phương) tổng hành dinh đóng tại Long Hồ (Vĩnh Long ngày nay). Cụ Phan là người hết lòng lo cho dân cho nước, thường Kinh lý đó đây, tìm hiểu đời sống và thuế thái nhân tình của dân chúng để góp phần an ban tế thế. Một hôm trên đường xuống Cà Mau, cụ có ghé lại đình Tân Hưng. Qua xem xét đánh giá đã gây cho cụ sự chú ý, cảm tình. Sau khi nghe các bô lão nói qua lai lịch của đình này, cụ Phan dạy rằng: Ta vừa đến đây nhưng nhận thấy đình tuy là xây cất bằng cây lá thô sơ nhưng có vẻ trang nghiêm, rộng rãi, cần được quan tâm tu tạo lên cho đàng hoàng hơn, xứng đáng hơn để cho dân chúng phụng thờ. Vậy quý ông hãy về nhà thu xếp, chuẩn bị khăn gói để tháng sau đến tư dinh, mamg sớ của ta ra kinh, cầu xin đức vua ban sắc chỉ tứ phong cho đình, để đáp lại lòng mong muốn của quí ông và bàn dân thiên hạ.

Ra về mà lòng các vị bô lão mừng lo lẫn lộn: Mừng là được quan Kinh lược để tâm chiếu cố giúp đỡ, bộ mặt của đình rồi sẽ rạng rỡ hơn, bề thế hơn; lo là lo đường lên kinh đô quan san diệu vợi, gian hiểm bết đâu lường, liệu có đi đến nơi về đến chốn an toàn chăng? Nhưng lo để mà lo chứ không sao làm cản ngại được quyết tâm của các vị. Sau khi tám tháng vừa đi bộ vừa đi ghe, vất vả ngày đêm với bao khó khăn, bất trắc trên đường mà các ông phải chịu đựng đối phó: Người xa cảnh lạ, phong thổ bất hòa, với thú dữ bốn chân và lúc nhúc những con thú hai chân hầu như địa phương nào cũng có, chực chờ hoạch sách, hoạch hẹ, tống tiền, khác nào thầy trò Tam Tạng đi Đông Độ thỉnh kinh. Dù hoàn cảnh nào, các ông vẫn kiên trì, nhẫn nhục chịu đựng mọi đắng cay để đạt thành sở nguyện. Đây là sắc phong của vua ban.
Nguồn: Internet
chia sẻ ảnh đẹp check in
Tin bài liên quan khác
TOP ĐIỂM ĐẾN
Cô Tô Cô Tô
53 khách sạn
Biển Hải Hòa Biển Hải Hòa
11 khách sạn
Hải Tiến Hải Tiến
29 khách sạn
Sầm Sơn Sầm Sơn
70 khách sạn
Đà Lạt Đà Lạt
102 khách sạn
KHÁCH SẠN GIỚI THIỆU
Chiêm ngưỡng những hình ảnh và một vài góc của Khu du lịch Vườn Vô Cực Sapa bạn có thể checkin sống ảo.
Chiêm ngưỡng những hình ảnh đầu tiên và một vài góc của Khu du lịch Vườn Vô Cực Sapa bạn có thể checkin sống ảo. Một địa điểm Mới - Đẹp - Lạ tại Sapa năm 2022. ...
Khách sạn Việt Nam được hotel84.com quảng bá và cung cấp dịch vụ tìm kiếm khách sạn giá tốt nhất, thông tin về các Khach san cho chuyến công tác hay kỳ nghỉ thú vị đầy kỷ niệm của du khách.