Căn cứ Tỉnh ủy Cần Thơ Hậu Giang

Căn cứ Tỉnh ủy Cần Thơ Hậu Giang
Tỉnh ủy Cần Thơ trong kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược đã đóng cơ quan Tỉnh ủy ở nhiều nơi như: Kinh Ngang xã Hiệp Hưng, Thạnh Hòa huyện Phụng Hiệp, Xà Phiên, Vĩnh Viễn huyện Long Mỹ v.v... nhưng có hai căn cứ tỉnh ủy đứng chân chỉ đạo phong trào cách mạng tạo ra bước ngoặt lịch sử trong tỉnh. Đó là Căn cứ Tỉnh ủy Bà Bái, xã Phương Bình từ năm 1972 đến năm 1975 đã đứng chân chỉ đạo đánh bình định năm 1973 và cuộc tổng tiến công và nổi dậy Mùa xuân 1975 giành thắng lợi hoàn toàn trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
 
Căn cứ Tỉnh ủy Cần Thơ ở ấp Thạnh Thắng, xã Hỏa Tiến, thị xã Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang (từ năm 1965 đến 1968) trước đây là xã Hỏa Lựu, huyện Long Mỹ tỉnh Cần Thơ. Nơi đây thường gọi là căn cứ Chìa Khóm (tiếng Trung Quốc: Chìa có nghĩa là ăn, Chìa Khóm có nghĩa là về đây ăn khóm).
 
Sau khi thất bại chiến lược ''chiến tranh đặc biệt'', tháng 11-1965, đế quốc Mỹ leo thang chiến tranh, thực hiện chiến lược ''Chiến tranh cục bộ'' tiến hành đưa quân viễn chinh, quân chư hầu, tăng cường vũ khí hiện đại (B52, bom Na-par, chất độc hóa học v.v...); đồng thời sử dụng cao nhất hỏa lực không quân, hải quân, pháo binh để yểm trợ cho quân ngụy càn quét bình định; tiến hành kế hoạch hai gọng kìm: 'bình định và tiêu diệt'', bình định nông thôn quét sạch cơ sở cách mạng ra khỏi dân ''tát nước bắt cá''; tiêu diệt quân chủ lực hòng bẻ gãy xương sống của Việt cộng, mở rộng chiến tranh ra miền Bắc bằng không quân và hải quân.
 
Đối với Cần Thơ là trọng điểm bình định của địch ở đồng bằng sông Cửu Long nên chúng đưa cố vấn và sĩ quan Mỹ tăng cường cho cơ quan chỉ huy tác chiến và bình định, địch mở nhiều cuộc càn quét với quy mô lớn, dùng trực thăng, soi đèn bắn phá, máy bay ném bom giết đồng bào và phá hoại vườn tược ở vùng căn cứ giải phóng Phụng Hiệp, Long Mỹ, Vị Thanh v.v...
 
Trước tình hình đó, Khu ủy chỉ thị cho tỉnh Cần Thơ chọn địa bàn xây dựng căn cứ để đứng chân lãnh đạo, chỉ đạo phong trào ba mũi trong tỉnh đánh bại âm mưu bình định của địch. Sau một thời gian nghiên cứu địa hình trong tỉnh đồng chí Phan Ngọc Sến (Mười Kỷ) - Bí thư Tỉnh ủy nhận xét: ấp Thạnh Thắng, xã Hỏa Lựu trải dài theo sông Cái Tư (còn gọi là sông Cầu Đúc) có địa hình phức tạp cây cối rậm rạp, sình lầy nên địch khó hành quân càn quét. Đây có đường giao thông thuận lợi liên hệ với Khu ủy; đồng thời chỉ đạo nhanh chóng các huyện và thành phố Cần Thơ. Từ những điều kiện thuận lợi nêu trên, nên Ban chấp hành Tỉnh ủy quyết định chọn nơi nầy để xây dựng căn cứ Tỉnh ủy Cần Thơ.
 
Đồng chí Nguyễn Văn Nhân (Ba Mai) được giao nhiệm vụ Trưởng ban xây dựng cùng với một số cán bộ, chiến sĩ tận dụng cây lá trong khu vực sẵn có để xây cất các nhà ở cho Tỉnh ủy và các bộ phận phục vụ Tỉnh ủy như: Văn phòng Tỉnh ủy, Tổ cơ yếu, Tổ mã thám, Ban thông tin điện đài, Trạm giao liên nội địa (A606), Giao liên công khai (CK), Ban căn cứ, Tổ bảo vệ, Đội phòng thủ (C2012).
 
Như vậy từ tháng 2-1965, Tỉnh ủy Cần Thơ từ Kinh Ngang, xã Hiệp Hưng, huyện Phụng Hiệp dời về căn cứ Tỉnh ủy ở ấp Thạnh Thắng, xã Hỏa Lựu, huyện Long Mỹ. Từ căn cứ này, những năm 1965, 1966, 1967 dưới sự chỉ đạo của Khu ủy khu Tây Nam Bộ, Tỉnh ủy đã lãnh đạo Đảng bộ, quây và dân Cần Thơ ''hai chân ba mũi'' phá kềm kẹp, phá ấp “Tân sinh”, bao vây tiêu diệt, bức rút nhiều đồn bót địch, đưa dân về ruộng vườn cũ, vùng giải phóng được mở rộng áp sát thị xã, thị trấn tạo điều kiện thuận lợi ta thọc sâu đánh địch, hỗ trợ cho phong quần chúng nổi dậy tận sào huyệt của địch, điển hình như: Đội biệt động thành phố Cần Thơ đánh vào nhà hàng Minh Ngoc (ngày 19-7-1966), đánh vào Bộ Tư lệnh cảnh sát ngụy vùng IV chiến thuật (tháng 10-1967), đánh vào Tòa lãnh sự Mỹ (tháng 12-1967) đã giết chết nhiều tên Mỹ-ngụy, ta pháo kích liên tục vào sân bay, kho xăng, hậu cứ Mỹ-ngụy gây cho địch nhiều thiệt hại nặng nề.
 
Kết hợp với hoạt động lực lượng vũ trang nội thành, tiểu đoàn Tây Đô tập kích diệt gọn tiểu đoàn Biệt động quân “cọp đen'' và đánh thiệt hại nặng hai tiểu đoàn Biệt động quân 42 và 44 tại xã Trường Long, Ô Môn (8-6-1965); tiểu đoàn Tây Đô đánh vào hậu cứ sư đoàn 21 ngụy ở Trà Bét, xã Giai Xuân sát thành phố Cần Thơ.
 
Đi đôi với hoạt động vũ trang, Tỉnh ủy đã lãnh đạo phong trào đấu trang chính trị, binh vận phát triển mạnh mẽ, những cuộc đấu tranh tiêu biểu như: nhân dân các xã Vòng Cung đấu tranh liên tục, quyết liệt chống Mỹ-ngụy phá ruộng vườn, mồ mã của đồng bào để mỡ rộng sân bay Trà Nóc; cuộc đấu tranh rất quyết liệt của công nhân xa lôi, chị em bán hàng chợ Cần Thơ; cuộc đấu tranh quy mô của hàng chục ngàn công nhân ở các huyện: Ô Môn, Châu Thành, Phụng Hiệp kéo vào thành phố đấu tranh chống Mỹ ném bom, rải chất độc giết hại nhân dân ( 15-10-1966) và cuộc đấu tranh của hàng ngàn người chở 53 tử thi, 30 quan tài, 25 người bị thương vào thành phố Cần Thơ phản đối Mỹ-ngụy bắn giết người dân vô tội, được nhân dân và gia đình binh sĩ địch hưởng ứng, làm cho ngụy quyền ở Cần Thơ rối lọan
 
Phong trào đấu tranh 3 mũi trong những năm này phát triển rất mạnh, vùng giải phóng được mở rộng áp sát thị xã, thị trấn, đường giao thông chiến lược. Cuối năm 1967, tỉnh Cần Thơ có 8 xã, 379 ấp giải phóng, thế và lực của ta phát triển nhanh chóng, địch bị tổn thất nặng nề về quân sự, chính trị.
 
Tháng 8-1967 tại căn cứ ấp Thạnh Thắng, xã Hỏa Lựu, huyện Long Mỹ, Tỉnh ủy triệu tập hội nghị mở rộng để học tập quán triệt nghị quyết và quyết tâm chiến lược của Trung ương, chuyển hướng cách mạng miền Nam sang giai đoạn mới, tiến lên giành thắng lợi quyết định. Thực hiện quyết tâm của Trung ương, Tỉnh ủy Cần Thơ đã đẩy mạnh việc xây dựng và phát triển lực lượng cách mạng toàn diện và toàn bộ căn cứ Tỉnh ủy Cần Thơ dời về xã Thạnh Hòa, huyện Phụng Hiệp gần sát thành phố Cần Thơ để trực tiếp chỉ đạo kịp thời nhanh chóng cuộc tổng công kích, tổng khởi nghĩa Xuân Mậu Thân 1968 ở thành phố Cần Thơ, trọng điểm 1 của khu, nơi đóng cơ quan đầu não của địch (vùng IV chiến thuật).
 
Sau đó, căn cứ Tỉnh ủy ở ấp Thạnh Thắng, xã Hỏa Lựu, huyện Long Mỹ (ấp Thạnh Thắng, xã Hỏa Tiến, thị xã Vị Thanh hiện nay), giao lại cho Khu ủy và Thành ủy Cần Thơ. Căn cứ Tỉnh ủy Cần Thơ cách tỉnh lỵ Chương Thiện của Mỹ-ngụy khoảng 15 km và nằm trên trục giao thông thủy, thường xuyên tàu chiến của địch qua lại suốt thời gian từ 1965 – 1968 nhưng địch không hề biết và chưa có lần nào địch đánh vào căn cứ. Đây là “căn cứ trong lòng địch”, Tỉnh ủy biết dực vào dân, bám dân có truyền thống cách mạng, nhờ dân che chở đùm bọc, nuoi dưỡng chu đáo nên Tỉnh ủy và cơ quan Tình ủy tồn tại hoàn thành xuất sắc sứ mệnh lịch sử vẽ vang của mình suốt thời gian chống chiến lược “chiến tranh cục bộ” và nhất là cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân Mậu Thân năm 1968.
 
Để gìn giữ và phát huy truyền thống cách mạng, nhằm giáo dục cho thế hệ hiện nay và mai sau; năm 2000 UBND thị xã Vị Thanh đã đầu tư xây đựng giai đoạn 1 của dự án. Theo đề nghị của UBND thị xã Vị Thanh và Sở VHTT, UBND tỉnh Cần Thơ (cũ) đã xét ra quyết định số: 4084/QĐ.CT.UB, ngày 30/12/2002 công nhận căn cứ Tỉnh ủy Cần Thơ tại ấp Thạnh Thắng, xã Hỏa Tiến, thị xã Vị Thanh là di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh.
Nguồn: Haugiang.gov.vn
chia sẻ ảnh đẹp check in
Tin bài liên quan khác
TOP ĐIỂM ĐẾN
Cô Tô Cô Tô
53 khách sạn
Biển Hải Hòa Biển Hải Hòa
11 khách sạn
Hải Tiến Hải Tiến
29 khách sạn
Sầm Sơn Sầm Sơn
70 khách sạn
Đà Lạt Đà Lạt
102 khách sạn
KHÁCH SẠN GIỚI THIỆU
Chiêm ngưỡng những hình ảnh và một vài góc của Khu du lịch Vườn Vô Cực Sapa bạn có thể checkin sống ảo.
Chiêm ngưỡng những hình ảnh đầu tiên và một vài góc của Khu du lịch Vườn Vô Cực Sapa bạn có thể checkin sống ảo. Một địa điểm Mới - Đẹp - Lạ tại Sapa năm 2022. ...
Khách sạn Việt Nam được hotel84.com quảng bá và cung cấp dịch vụ tìm kiếm khách sạn giá tốt nhất, thông tin về các Khach san cho chuyến công tác hay kỳ nghỉ thú vị đầy kỷ niệm của du khách.